Với dân chơi cá cảnh hay thủy sinh thì vấn đề châm vi sinh đúng cách luôn là việc nhức đầu nhất khi setup 1 bể cá mới hay bảo trì những bể cá củ. Vì nếu châm vi sinh không đúng có thể dẫn tới việc nước trong hồ đục, tảo hại xuất hiện hoặc các loại nấm gây bệnh cho cá.
Hiện tại trên thị trường có rất nhiều loại vi sinh dành cho cá cảnh nên với người mới chơi thật sự là một bài toán khó vì khi hỏi những người chơi khác thì mỗi người lại tư vấn cho 1 loại khác nhau. Hôm nay Nhà Gà Shop sẽ hướng dẫn các bạn mới chơi cách để châm vi sinh đúng cách cho hồ cá cảnh của mình.
Vi sinh là gì?
Để biết cách châm vi sinh đúng cách thì bạn cần biết qua về quá trình hình thành và phát triển của vi sinh trong hồ. Suy nghĩ sai lầm của một vài người chơi cá cảnh chỉ cần có lắp máy lọc, cung cấp thức ăn đầy đủ, tạo ra oxy cho cá…cứ vậy không cần lo lắng gì cả. Một thời gian sau đó, nước hồ hay bị đục dù đã lắp máy lọc, mùi hôi khó chịu dẫn đến việc thay nước thường xuyên mất nhiều thời gian. Dần dần, cá của bạn biếng ăn, màu cá bị xuống so với lúc ban đầu, nặng hơn là số lượng cá chết ngày một nhiều hơn. Cũng vì cách tạo vi sinh cho bể cá theo tự nhiên quá lâu nên một số người chơi cá cảnh sẽ bỏ qua giai đoạn quan trọng này. Nhưng chẳng ai muốn công sức của mình bỏ ra nhưng bị hủy trong tích tắc.
Cách sử dụng vi sinh cho hồ cá phổ biến trong các lĩnh vực xử lý nước khi sản xuất và nuôi trồng thủy sản là nhóm vi khuẩn nitrat hóa (Nitrosomonas, Nitrobacter…). Trong đó, Nitrobacter, Nitrosomonas là các lợi khuẩn giúp chuyển đổi khí độc NH3 amoniac (Danh pháp IUPAC là ammonia) của cá thải ra lâu ngày tích tụ, tạo thành NO3-, thông qua quá trình nitrate hóa. Việc chuyển hóa NH3 thành NO3- là một quá trình cần thiết vì khí NH3 dư thừa thời gian dài với số lượng lớn tích tụ sẽ gây ngộ độc dẫn đến hiện tượng cá chết.
Lưu ý tạo và cách sử dụng vi sinh cho hồ cá mới cơ bản
Quá trình oxy hóa NH3 có thể bị gián đoạn vì trong môi trường nước thiếu đi sự có mặt của oxy. Việc lựa chọn vật liệu lọc phù hợp để đảm bảo hoàn thành quá trình chuyển hóa NH3 thành NO3- không bị gián đoạn, hết sức quan trọng đối với hồ cá. Cách nuôi vi sinh hồ cá không khó, nếu muốn nuôi được chúng, bạn cần có những vật liệu lọc như đá nam thạch, sứ lọc và Matrix để làm ngôi nhà cho chúng trú ẩn và phát triển. Đây là ba loại vật liệu lọc cơ bản nhất được nhiều chuyên gia và người chơi cá cảnh kinh nghiệm khuyên dùng. Trong đó quá trình luân chuyển tuần hoàn của dòng nước sẽ kích thích hệ vi sinh phát triển hoàn chỉnh cho một hệ thống lọc mới, dòng nước chảy của lọc đi qua vật liệu lọc tạo ra oxy, vi sinh hiếu khí cần chúng để sinh sôi mạnh.
Vi sinh có lợi còn được gọi là vi khuẩn có lợi, lợi khuẩn khác với vi sinh có hại. Cách tạo vi sinh cho hồ cá không thể hình thành nếu bạn thiếu một hệ thống lọc để để xử lý các chất thải độc và làm nhà cho vi sinh có lợi cư trú. Tạo vi sinh cho hồ cá không đơn là đổ nước rồi chờ vài tuần và vài tháng để vi sinh phát triển rồi mới thả cá vào. Môi trường hồ nước nhân tạo khác xa với môi trường tự nhiên.
Các bước tạo vi sinh cho hồ thủy sinh:
- Bước 1: Bố trí, sắp xếp hết mọi thứ cơ bản vào trong hồ từ tạo nền đất nền, phân nền, thực vật, vật liệu lọc, máy lọc, sủi (sục) oxy, sủi CO2, đèn ánh sáng trắng, nhiệt kế…vào trong hồ thủy sinh.
- Bước 2: Sau khi bố trí, sắp xếp hết mọi thứ trong hồ bao gồm cả vật liệu lọc, giai đoạn này có thể đổ nước vào. Cho nước vào nhẹ từ thành bể đi xuống, tránh để nước áp lực mạnh sẽ làm hại thực vật. Sau khi cho nước vào xong, nhưng đừng vội cho cá, tép cảnh vào nhé, nếu sử dụng nước máy nên thực hiện chu trình (cycle) nước, tránh trường hợp nước bị nhiễm kim loại nặng, chất độc gây hại cho động thực vật.
- Bước 3: Cho men vi sinh dạng nước hay dạng bột vào trong hồ. Không vấn đề gì nếu hồ cá của bạn trong giai đoạn này sẽ đục vì dơ, làm dơ nước hồ đó chính là mục tiêu mà ta nhắm đến. Cho máy sủi oxy hoạt động hết năng suất, sủi mạnh nước hồ càng tốt, lúc này việc ta cần làm là muốn cho vi sinh hiếu khí được kích thích để phát triển.
- Bước 4: Định kỳ 1 khoảng thời gian cần thay 1 phần nước trong hồ và châm thêm vi sinh để làm mới quy trình tạo vi sinh cho hồ.
Để biết chính xác việc chu trình (cycle) nước này đã hoàn tất hay chưa bạn có thể sử dụng các máy đo NH3, NO3- kiểm tra xem, nếu các chỉ số về 0 hoặc gần 0 thì chu trình (cycle) nước thành công. Ngoài ra, bạn cần phải chú ý đến nhiệt độ nước và độ pH trong hồ.
Cách châm vi sinh cho hồ cá
Việc châm thêm chế phẩm vi sinh giúp cho hồ cá bổ sung thêm nhiều vi sinh vật nhanh nhất, các vi khuẩn có lợi, hạn chế các vi khuẩn gây hại cho cá. Nếu để tự nhiên thì cả vi sinh vật có lợi và vi sinh vật có hại sẽ cùng phát triển nhưng thông thường tốc độ phát triển của vi sinh có hại thường nhanh hơn. Cách sử dụng vi sinh cho hồ cá, tùy theo đặc tính của sản phẩm men vi sinh là dạng nước hay dạng bột. Kết hợp cách sử dụng vi sinh cho hồ cá đúng cách còn tùy theo hồ mới hay hồ đang thả cá sẽ có những cách sử dụng khác nhau, dưới đây là cách sử dụng dựa theo.
Cách tạo vi sinh cho hồ cá bằng vi sinh dạng nước
- Đối với hồ mới sử dụng: cấp nước mới vào hồ, thêm men vi sinh dạng nước vào hồ theo liều lượng mà nhà sản xuất đã quy định. Có thể sử dụng nhiều hơn cũng không gây ảnh hưởng gì tới hồ cá. khởi động thiết bị lọc nước, sục khí oxy liên tục.
- Định kỳ cách châm vi sinh cho hồ cá không cần quá để ý vì đây là chế phẩm sinh học tốt bạn có thể xịt nhiều một chút cũng không có hại cho cá.
- Đối với hồ đang thả cá: Với quá trình châm vi sinh cho hồ đã vận hành thì bạn có thể thêm trực tiếp vào nước hồ hoặc có thể trộn thức ăn cho cá.
- Đối với hồ thủy sinh: Cần rửa sạch cát nền và cây thủy sinh trước khi cho vào hồ, bổ sung vi sinh với công thức như trên.
- Bể nuôi cá biển: Liều dùng tương tự như trên, pH bể cá biển duy trì vào khoảng 7,8-8.
Cách tạo vi sinh cho hồ cá koi, cá vàng, 7 màu dạng bột
Khác với vi sinh dạng nước thì tốc độ hoạt động của vi sinh thường nhanh hơn nhiều so với dạng bột. Cách thức sử dụng dạng bột cũng giống như của vi sinh dạng nước nhưng bạn cần thêm thời gian để bột vi sinh tan ra và hoạt động.
Nếu bạn cần sử dụng các loại vi sinh cho cá cảnh có thể liên hệ qua Facebook: fb.com/nhagashop hoặc Shopee: https://shopee.vn/thaonguyen021090